Ngày 17 Tháng 2 Năm 1979 là ngày Trung cộng xâm lăng biên giới phía Bắc của Việt Nam.
Không hiểu vì lý do gì mà biến cố lịch sử chấn động này không được phổ quát tới công dân, không được ghi vào sử, không lưu lại một sự việc lịch sử đã xảy ra trên núi sông Việt Nam để giáo dục tinh thần cảnh giác ngoại xâm và ý thức chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. Trong lúc nhà nước "chưa nhận thức tốt", chưa làm điều cần thiết phải làm, chúng ta người Việt hãy tạm quên những rẻ chia vùng miền, tân cựu triều, để cùng tưởng nhớ đến những người lính và dân chúng đã ngã xuống trong trận chiến biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (1979-1989): Nhà Binh, Bành Trướng Bắc Kinh - 1979
|
Ngày 14 Tháng 3 Năm 1988 là ngày Trung cộng xâm lăng một phần quần đảo Trường sa của Việt Nam.
Từ cuộc hải chiến Hoàng sa 1974, bộ chiến biên giới Tây Nam và Bắc 1979-1989 đến biến cố Trung Cộng thảm sát công binh Việt Nam ở Trường sa 1988, cho thấy rằng đất nước Việt Nam cần thực hành SỬ VIẾT - SỬ THÀNH VĂN như các triều đại xưa đã làm để tiếp nối dòng Quốc Sử Dân Tộc (không phải loại dã sử của riêng đảng phái chính trị tạm bợ), ghi lại những thăng trầm CÓ THẬT của non sông Việt Nam, để thoát khỏi tình trạng sử truyền miệng vốn ẩn ước rủi ro thất bổn và chứa đầy âm mưu "biển thủ các sự kiện lịch sử". Mến mời các bạn cùng tưởng nhớ đến những người lính đã ngã xuống: Thủy Quân Bảo Vệ Hoàng Sa Trường Sa
|
Ngày 30 Tháng 4 Năm 1975
Là ngày, theo kinh nghiệm thực chứng của công dân Việt Nam Cộng Hòa: miền Nam bị cộng sản cưỡng chiếm. Theo cách nhìn của công dân Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa: chiến thắng kẻ thù dám chọn sở hữu tư sản và đường lối kinh tế thị trường tự do, chiến thắng kẻ đã dám có nhân sinh quan, thế giới quan và vũ trụ quan khác với chính kiến cộng sản, tiến lên xây dựng "chủ nghĩa xã hội quá độ tiến tới chủ nghĩa cộng sản quốc tế mà Trung Quốc và Liên Xô anh em thắm thiết tin tưởng ủy thác". Theo cách nhìn của công dân Việt Nam Cộng Hòa (phần nhiều sống tại miền Nam, một số tập kết ra Bắc, một số đi đi, về về), phục vụ Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN): đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tin tưởng ủy thác.
Nhìn vào thực tại tận thế kỷ thứ 21 này, Mẹ Việt Nam vẫn đang phải là Người hứng chịu mọi hậu quả từ bấy đến nay. Chiêu Hồn Tử Sĩ, Thăng Long Nghìn Năm Lịch Sử (Đoản Khúc VII)
|
Hiện Tình Biển Đảo
- Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực của Liên Hợp Quốc tại La Haye, Hà Lan (Permanent Court of Arbitration, La Haye, Netherlands) ra phán quyết vụ án Phi Luật Tân (the Philippines) kiện Trung Cộng về cái gọi là "Đường Lưỡi bò" và "Chủ quyền lịch sử" ở biển Đông rằng: 1. "Đường Lưỡi bò" đi ngược lại các điều luật về "Vùng đặc quyền kinh tế" và "Thềm Lục địa" (Exclusive Economic Zone and Continental Shelf Act) theo Luật biển Thế giới 1982 (UNCLOS 1982) mà Trung Cộng đã ký vào.
2. "Chủ quyền Lịch sử" đi ngược lại tinh thần của Luật biển UNCLOS 1982 vì: Trung Cộng không hề có tư cách pháp lý về sự độc quyền vùng biển Đông, mà chỉ là sự đi lại và khai thác hải sản như những nước xung quanh vùng biển này.
Tóm lại, Tòa Trọng tài đã ra phán quyết là "Đường Lưỡi bò" và "Chủ quyền Lịch sử" của Trung Cộng là trái với Luật Biển Quốc tế UNCLOS 1982. Và Luật Biển Quốc tế UNCLOS 1982 là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về biển đối với các thành viên tham gia luật này. Trung Cộng và Phi đều là thành viên. Việt Nam cũng là thành viên nhưng vì "chưa có nhận thức tốt" về sự quí trọng giang san nên nguy cơ mất hết biển đảo nhỡn tiền, không có dũng khí gìn giữ đất nước bằng Luật pháp quốc tế như Phi Luật Tân.
Tham khảo từ nguồn: Permanent Court of Arbitration, Đại Sứ Quán Hoa Kỳ, Giáo Dục Việt Nam
- Ngày 3 tháng 5 năm 2014, Trung Cộng ngang ngược ra thông báo hàng hải rằng chúng sẽ đưa giàn khoan dầu Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) đến khoan dầu tại biển Đông có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông, từ ngày 2 tháng 5 đến ngày 15 tháng 8. Theo Bộ Ngoại Giao Việt Nam, vị trí của tọa độ này cách đảo Lý Sơn 119 hải lý và nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo công ước biển UNCLOS 1982. Mời các bạn tham khảo thêm tại đây (tiếng Việt), và tại đây (tiếng Anh, phần diễn tiến và phản ứng của chính phủ Mỹ).
- Ngày 5 tháng 5 năm 2012, Trung Cộng ngang ngược biến Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam thành một phần lãnh thổ của chúng trên bản đồ in trong hộ chiếu mới nhằm mạo dựng chứng từ pháp lý mỗi khi hải quan các nước đóng mộc vào hộ chiếu cho phép công dân Trung Cộng nhập cảnh. Xin xem thêm chi tiết ở đây, và ở đây (tiếng Anh)
- TIN BIỂU TÌNH: Ngày 9 tháng 12 năm 2012, dân chúng Sài Gòn và Hà Nội đã xuống đường biểu tình phản đối Trung Cộng về vụ "Hộ Chiếu Lưỡi Bò", vụ tàu Bình Minh II bị cắt cáp một lần nữa vào ngày 30 tháng 11 năm 2012, và vụ Trung Cộng ra luật khám xét tàu bè trên Biển Đông của Việt Nam.
- Năm giờ sáng, giờ Việt Nam, ngày 26 tháng 5 năm 2011, ba tàu Trung Cộng đã xâm phạm lãnh hải Việt Nam tại tỉnh Phú Yên, uy hiếp và cắt cáp tàu Bình Minh II đang khảo sát đáy biển. Xem chi tiết ở đây và ở đây.
- Ngày 31 tháng 5, bọn bành trướng Bắc Kinh lại leo thang gây hấn, rượt đuổi và bắn vào tàu của ngư dân Việt Nam. Xin xem thêm chi tiết tại các links sau: Tàu đánh cá Phú Yên bị tấn công , Ngư dân Việt Nam bị bắn.
- Ngày 9 tháng 6, Trung Cộng lại gây hấn trong thềm lục địa của Việt Nam, khu vực gần Vũng Tàu, cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Viking II. Chẳng những gây hấn và phá hoại, Trung Cộng còn trơ trẽn tố cáo ngược Việt Nam gây ra tình trạng căng thẳng.
- Doanh nghiệp và công chúng Việt Nam phản đối Trung Cộng vi phạm chủ quyền: xin xem chi tiết ở đây , ở đây và dân chúng tuần hành , Cuộc biểu tình tại Hà Nội ngày 3 tháng 7 năm 2011
- Nhấn vào các links sau để theo dõi TIN TỨC CẬP NHÂT HẰNG NGÀY , Nghiên cứu Biển Đông Nếu không vào được các trang tin trên, xin mời vào đây: TIN TỨC CẬP NHÂT HẰNG NGÀY
|