Như những đợt sóng trồi sụt, các nước Âu-Mỹ, Nhật và Nga đang ở vào giai đoạn chùng xuống, giãn ra để rồi cuộn tung lên mạnh mẽ. Trong vòng 20 năm tới, các nước ấy sẽ phát triển hưng thịnh trở lại với những thành tựu nhân văn và khoa học tiên tiến hơn bao giờ hết, như những giai đoạn trước đây mà lịch sử thế giới còn ghi lại chưa ráo mực.
Ngày nay, Miến Điện đang có chiều hướng làm theo lẽ tự nhiên ấy.
Người Miến Điện đã biết quan sát và học hỏi người Nhật, người Nga, người Âu, người Mỹ trở về chú trọng vào việc giáo dục và giải thoát con người, cải cách xã hội, gầy dựng một nền tảng căn bản cho con người và xã hội trong giai đoạn suy thoái để chuẩn bị vực dậy khi giai đoạn suy thoái qua đi. Nước này biết học cách tiếp nhận mọi điều mới từ thế giới bao la, luôn thay đổi kỳ diệu, để tự hoàn thiện mình, tự giải thoát mình khỏi tình trạng khổ đau lệ thuộc, bị chi phối, và bị đô hộ.
Ngay cả nước Trung Hoa được xem là thủ cựu cũng đang cố gắng học hỏi lẽ phát triển tự nhiên ấy.
Việt Nam ngày nay không thể dùng chính sách phát triển kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục thời nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê nổi tiếng một thời được nữa vì những chính sách của các triều đại ấy đã không còn phù hợp với hiện tại. Việt Nam cũng không thể dùng chính sách kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục theo thuyết Marx nổi tiếng một thời được nữa vì nó không còn phù hợp với những đổi thay trên thế giới hiện tại. Việt Nam cũng không thể dùng chính sách kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục nhất cử nhất động theo tư tưởng chính trị gia Hồ Chí Minh nổi tiếng một thời được nữa vì thế giới hiện tại đã khác.
Việt Nam ngày nay đang được bao quanh bởi những cơ hội khác, những nhân duyên khác, đòi hỏi những sự học hỏi khác để phát triển theo thế giới và để thoát khỏi tình trạng bị cô lập, bị tụt hậu và bị chi phối, thậm chí bị đô hộ thực sự trong vòng một thập niên tới khi các nước chung quanh mạnh lên.
Người Việt Nam hãy thương mình, đừng lấy mình làm nô lệ cho những điều không bình thường. Hãy thôi cố chấp.
Người Việt Nam hãy thương cái nước mình, thương Mẹ Việt Nam. Đừng xem những đau đớn mà Mẹ đang chịu đựng là bình thường nữa; hãy xem sự đau đớn ấy là không bình thường, không đáng có, và ta có thể giúp Mẹ Việt Nam thoát khỏi đau khổ ấy bằng học hỏi thoát khỏi sự ngu muội của chính mình.
Tác phẩm nhạc Đường Xưa Mây Trắng được sáng tác từ cảm hứng khi chúng tôi đọc tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng được dịch ra 24 thứ tiếng và được các quốc gia trên thế giới hoan hỉ đón chào. Thiển nghĩ đất nước Việt Nam có nền văn hóa Phật giáo lâu đời, ăn sâu vào từng quan niệm, lời nói, ngụ ngộn, ca dao, thơ ca, phong tục, vv... thì âu cùng là một nhân duyên lớn cho chúng ta cùng chia sẻ để hiểu rõ hơn, để làm giàu thêm tri thức chúng ta.
Đọc sách online tại đây: http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/tac-phm/117-ng-xa-may-trng
Hoặc tại đây: http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237ntn1n4nmn31n343tq83a3q3m3237nvn
Nghe đọc/kể chuyện tại đây: http://www.youtube.com/watch?v=M3H2qWhFsec
|