Ngài hoàng tử Siddhārtha Gautama của xứ Lumbini thuộc vương quốc Kapilvastu (Nepal) THỨC TỈNH một ngày kia, Ngài từ bỏ cung điện nguy nga, từ giả vợ đẹp thiếp xinh, mặc thảy vàng kho của núi, chẳng màn danh vọng quyền lực chính trị nối ngôi, trốn vua cha King Śuddhodana ra khỏi kinh thành, để đi tìm cách cứu rỗi chúng sanh đang mãi đắm chìm trong bể khổ luân hồi bất tận. Chúng sanh ngày sau gọi ngày là Buddha (Bụt hay Phật trong tiếng Việt).
Cách vương quốc Kapilvastu chừng mươi ngày tiếng vọng trống đồng là vương quốc Đại Việt, đời Trần vào thế kỷ 12. Các cha con vua Trần sau nhiều năm tả xung hữu đột đánh giặc giữ nước, đông đoài dẹp loạn bình tặc phỉ dạ, thanh bình đất nước lại theo nhau về núi mà tu thiền. Họ trả lại giang san thời bình cho hậu sanh hưng khí thanh xuân điều hành. Họ tu cho đất nước được yên, không vướng bận cừu thù cựu oán, họ không ở lại để bắt, giết, giam, đày đọa, và cản trở hậu sanh sung sức phí hoài. Vì lẽ đó, tiếp nối mấy triều đại dòng họ Đại Việt chuyển quyền, dân chúng bất an ban đầu rồi lại nhanh chóng về theo thờ chế độ mới, triều đình mới.
Dân chúng của cựu triều không có lý do gì mà thù hận tân triều khi đạo đức, văn hóa của tân triều cao hơn hẳn cựu triều mấy bậc. Lòng người một mối là do vậy, hành bất giảo ngôn. Đạo Phật có công, chân anh kiệt cai trị thiên hạ có thần là thế.
Chẳng riêng gì triều Trần, các triều sau, các quan sau này cũng thường tìm về tu thiền sau đời làm quan. Họ sám hối hay tu cho xã tắc hay ngẫm lẽ hưng vong? Điều quan trọng là họ không sa đà quan trường, già nua bảo thủ không cho lớp trẻ tham gia chánh sự, góp sức trai xây dựng đất nước.
Tất nhiên, những điều trên chỉ là một khía cạnh khiêm nhường của giá trị Phật giáo ở Việt Nam suốt cuộc hành trình của đất nước ở mọi mặt văn hóa, phong tục, tôn giáo, nghành nghề, vân vân. |